Cảnh báo: Những điều bạn phải biết về Bệnh Nấm Mang

Tác nhân gây bệnh nấm mang ở cá Koi

Tác nhân gây bệnh nấm mang ở cá là một số loài thuộc giống Branchiomyces. có cấu tạo dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp (không có vách ngăn giữa các tế bào), có sự phân nhánh.

Dấu hiệu Bệnh Nấm Mang ở cá Koi

Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm, sau đó sợi nấm xuyên sâu vào các tổ chức của mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản, phá hoại các tổ chức mang, lấp kín các mao huyết quản làm mất tác dụng hô hấp của mang. Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc cùng với sự phát triển của bệnh. Cá bệnh có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dóng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá chết hàng loạt.
Bệnh xuất hiện ở các ao nước bẩn, nhất là các ao có hàm lượng chất hữu cơ cao. Bệnh Nấm Mang ở Việt Nam thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc, mùa khô ở miền Nam và miền Trung.

Bệnh Nâm Mang BiBi Koi Farm
Bệnh xuất hiện ở các ao nước bẩn, nhất là các ao có hàm lượng chất hữu cơ cao. Bệnh Nấm Mang ở Việt Nam thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc, mùa khô ở miền Nam và miền Trung.

Chẩn đoán bệnh Nấm Mang ở cá Koi

Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả, nhưng cũng rất dễ nhầm với bệnh thối mang do vi khuẩn. Do vậy, cần kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi, có thể phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang.

Phòng và trị bệnh Nấm Mang ở cá Koi

Để phòng bệnh cũng áp dụng các biện pháp phòng chung, giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi, cách ly hay loại bỏ cá bệnh ra khỏi quần đàn. Đặc biệt cần thận trọng khi thả cá mới, nếu có điều kiện cần cách ly và khử khuẩn cá mới ít nhất 07 ngày trước khi cho cá vào hồ.
Trên thực tế Bibi Koi đã chữa rất nhiều ca Bệnh Nấm mang nhưng bệnh Rất khó nhận ra dấu hiệu nếu không có kinh nghiệm bởi vì triệu chứng của nó nhỏ và thưa, thông thường biểu hiện ban đầu của bệnh là mang cá phập phồng, hơi lờ đờ, có thể bỏ ăn hoặc ko, ngoài ra thì cá hoạt động bơi lội bình thường. Chỉ đến khi có cá chết vạch mang ra xem, hoặc lấy mẫu bệnh phẩm soi dưới kính hiển vi thì mới biết chính xác.
Bệnh này BiBi Koi đã có thuốc trị. Nhưng hậu quả của hồ cá bị nhiễm nấm mang vẫn vô cùng lớn vì cho dù đã đánh đủ liều thuốc mà phát hiện bệnh quá trễ, lúc này các tơ mang đã bị nấm phá huỷ hết rồi thì ko cách gì cứu được. Chỉ có thể cứu được những em mới bị hoặc bị nhẹ thôi.
Chính vì vậy phòng bệnh hoặc dùng thuốc định kỳ vẫn là biện pháp tốt nhất phòng tránh bệnh nguy hiểm này.

Add your comment

%d bloggers like this: